Pair of Vintage Old School Fru
tin nhan - sms
Trang-nhungxemanhchuplen.sextgem.com - kho anh chup len doc nhat viet nam
nghe nhạc trực tuyến rất hay

waphaynhat.net - Cập nhật video shock, quay len , ảnh gái xinh , tự sướng , ảnh sexy , chup len ,doc truyen hay, kinh nghiem lam tinh update hàng ngày



TIN NHAN - SMS - WAP TRUYEN


Trang chủ > sms > Truyen tieu thuyet
Bottom

Bài viết: Truyen tieu thuyet | Dòng sông oan nghiệt

Admin [OFF]
Rất Đẳng Cấp


Ngôi làng ấy nằm cuối con đường từ Hoà Vang đi Thạnh Mỹ. Đi được hai phần ba đường, khách theo một con đường đất trải sỏi đỏ đi thêm mười lăm cây số nữa thì tới nơi. Làng này dựa lưng vào một con sông nhỏ ngay chỗ dòng sông uốn khúc thành một gò đất bằng phẳng. Đó là một nhánh nhỏ nhất ở đầu nguồn của dòng sông Vu Gia mà người dân ở làng Rí thường gọi là sông Nghiệt. Từ bên này bờ sông dân làng có thể nhìn thấy ngọn núi xa ẩn hiện sau lớp sương mù hoặc những đám mây thấp. [br">[br">[br">Làng ấy ngày xưa là nơi đất hoang và người đầu tiên đến khai phá là Lê Thát và vợ con ông, nên ông là người có nhiều đất nhất trong làng. Theo gia phả mà sau này ông nhờ một nhà nho ghi chép lại thì ông là một hậu duệ của Lê Sát một trong những danh tướng có công khai quốc của Bình Định vương Lê Lợi, từng lên đến chức quan Tư đồ, phụ chính cho vua Thái Tông, sau bị thắt cổ chết vì tội chuyên quyền. Dĩ nhiên trong phả hệ hàng dọc ấy có rất nhiều chỗ trống, nhất là của những thế hệ gần đấng được coi là tổ của dòng họ ấy. Dù không có gì bảo đảm nó chính xác, ông luôn tự hào về liệt tổ liệt tông của mình.[br">[br">[br">Thực tế là năm mười hai tuổi cậu trai Lê Thát đã là một tôi tớ trong nhà của phú hộ họ Nguyễn ở Kiêm Liêu, Ngải Yên được chủ nhân dung nạp để làm việc nhẹ và sai vặt. Ông phú hộ là một người tham công tiếc việc, ông mướn tá điền gia nhân để phụ việc cho ông, còn chính ông là người đốc thúc chỉ huy mọi việc từ việc gieo mạ, việc cày ải, bừa ruộng, xuống mạ bón phân đều do một tay ông chỉ đạo vì ông đã trở thành phú hộ từ đôi bàn tay trắng của một tá điền làm thuê không có đất cắm dùi. Ông có hai bà vợ, người thứ thiếp họ Hà, trước kia là một ả đào. Bà này vừa còn trẻ - có thể gọi ông bằng bố - vừa xinh đẹp, một vẻ đẹp dễ làm say đắm lòng người với đôi mắt mí lót sắc như dao. Ông sử dụng năng lượng thừa sau lao động cật lực cho việc chồng vợ vui vầy, ân ái dĩ nhiên ưu tiên là cho người thứ thiếp, nhưng xem ra không đáp ứng đủ cho khát vọng thể lý cũng như tính đa cảm của bà này, vì ông quê mùa, thô lỗ.   [br">   [br">[br">Cách đó ba năm, ông phú hộ đã thỉnh một gia sư về dạy chữ nho cho hai con trai ông và mấy đứa con của các em ông. Ông nói với họ, “Tôi không giúp các chú tiền bạc, nhưng tôi cho con các chú chữ nho còn quý hơn cả một kho tàng.” Từ đó, dù khó khăn đến mức nào họ cũng cắn răng chịu đựng không dám hỏi vay mượn hay xin xỏ ông một đồng vì họ đã chịu nhận một “kho tàng” học vấn cho các con họ từ tay anh cả của họ. Khi gia sư họ Hồ từ Huỳnh Lưu đến dạy học được hơn năm thì thứ thiếp ông mang thai. Ông phú hộ đặt tên cho đứa con mới sinh này là Minh Sách với hy vọng nó sẽ thành danh trên con đường hoạn lộ sau này.[br">[br">[br">Bên ngoài cái gia tộc ấy, thế giới như thế nào, vua nhà Nguyễn và bọn quan lại đánh Pháp ra sao ông không cần biết đến. Ông cho rằng bọn giặc Pháp cũng giống như giặc cỏ xứ này chỉ ít lâu nữa sẽ bị triều đình tiêu diệt, dĩ nhiên đồng phục của chúng, cách để râu tóc và vũ khí của chúng rất kỳ dị hơn nhiều so với đám giặc cỏ. Vả lại bọn giặc ấy có ngoại hình giống như các yêu tinh minh họa trong các truyện cổ Phật giáo và trước sau gì chúng cũng bị diệt trừ. Sở dĩ ông phú hộ suy nghĩ đơn giản như thế vì ông không biết đàng sau những thằng bạch quỷ ấy là cả một nền văn minh phương Tây, trên bờ bắc Địa Trung Hải không thua kém văn minh Trung Hoa mà ông đang sống có khi còn ưu việt hơn nữa.[br">[br">[br">Một buổi tối nọ, cậu bé Lê Thát thay cho một tá điền đi canh ruộng sắp đến ngày gặt, mang cơm đến cho gia sư họ Hồ, ở trong một căn nhà tranh nhỏ khá tươm tất trước kia dùng làm nhà kho, cách nhà chính độ chừng năm mươi thước. Lúc đó Hồ gia sư đang chấm bài, ông nhíu đôi lông mày, cau đôi mắt lươn thở dài tự nhủ, “Thế này thì chữ nghĩa thánh hiền rồi phải tiêu vong thôi.” Ông ngước lên nhìn Thát lúc nó vào nhà, chỉ chỗ cho nó đặt giỏ cơm rồi tiếp tục chấm bài trong lúc nó nói câu chào và ra về. Về được gần nửa quãng đường thì cơn mưa ập xuống. Thay vì chạy tiếp nó lại quay lại chỗ ở của gia sư rón rén bước sang một bên chái nhà bởi sự tò mò vốn có của trẻ con trước việc chấm bài mà nó cho là rất quan trọng.[br">[br">[br">Ở đấy có sẵn một đống gỗ ván đã cũ mục được xếp ngay ngắn, nó đứng trên đống ván ấy qua khe hở dưới mái nhà nhìn ông thầy một lúc. Khi đã nhìn chán chê và thấy không có gì thú vị như nó nghĩ, nó định quay về nhưng cơn mưa to vẫn chưa dứt, trời đã tối đen như mực, gió thổi vù vù hắt nước vào mặt nó. Ngồi một mình trong bóng đêm nó thấy vừa chán, lại vừa sợ. Một lúc sau, nó nằm dài trên đống gỗ và như mọi trẻ nhỏ khác nó ngủ quên khi cơn mưa đã tạnh chỉ còn lất phất những giọt nhỏ như bụi phấn. Hình như nó đã ngủ một giấc dài và nằm mộng thấy hai con cáo rất to lông vàng như gấm đang phủ nhau, bỗng nhiên nó giật mình thức dậy vì tiếng rên to của cáo nhưng cũng vì những tiếng động lạ trong nhà.[br">[br">[br">Nó nhẹ nhàng đứng lên và trong ánh sáng của chiếc đèn con bằng sắt tây nó nín thở trước một cảnh tượng lạ lùng. Trong ánh đèn con tù mù nó thấy gia sư và bà thứ thiếp không có mảnh vải trên người như hai đứa trẻ tắm mưa đang quần thảo. Nó căng mắt nhìn chỉ thấy lờ mờ cái vú bự, cái mông to và láng của bà và sau cùng cái mông nhỏ của gia sư đang nhấp nhô lên xuống trên người bà thứ thiếp đang giơ hai chân trên lưng gia sư như hai cái càng cua đã luộc chín. Nó nghĩ, “Vậy là Hồ gia sư đấu vật tốt hơn”. Nhưng khi nghe tiếng rên rỉ của cả hai người, nó chợt hiểu ra đây không phải là trò đấu vật, rồi nó nhớ đến hình ảnh hai con chó mắc lẹo hay trâu bò phủ nhau hoặc và nó biết sự gì đang xảy ra. Nó nói, “Bà Đan Hỉ này và thầy Tác kia bậy bạ quá,” và ngồi thụp xuống lại; nó nghĩ mình nằm mơ và còn trong giấc ngủ, nhưng sao giấc mơ này kỳ quái như thế. Trong lúc phân vân giữa mê và tỉnh, nó nghe tiếng bà thứ thiếp kêu lên một tiếng cảm khái của lạc thú lên tận cùng trong đêm thanh vắng, nó cũng không buồn đứng dậy. Sau đó tâm hồn ngây thơ của nó chán chường giữa đem đen dầy đặc và lại ngủ tiếp. Đến khi gà gáy lần đầu, nó lại giật mình thức dậy, lại lén nhìn và thấy bà thứ thiếp rón rén đi ra rất nhanh trong tối như người đã thuộc đường. Lần này nó mới biết mình không nằm mơ lúc ngủ mê. Khi trời bắt đầu rạng sáng nó mới vội vã quay về trước lúc mà một tá điền sẽ đi đánh thức các gia nhân trong nhà ông phú hộ.[br">[br">[br">Sáng hôm sau mọi việc trở lại bình thường, nhưng nó nhớ lại những câu nói ngắn mà đôi nam nữ nói với nhau trong đêm:[br">[br">“Em phải giữ đừng có con nữa vì anh muốn dạy học lâu dài ở đây.”[br">[br">“Anh không muốn dòng dõi họ Hồ đông con nhiều cháu bằng cả dân một nước sao?”[br">[br">“Thôi một mình thằng Sách đủ rồi, còn con cháu của nó nữa, yên chí đi rồi nó sẽ có vô số cháu ngoan của họ Hồ này …”[br">[br">“Ối ái… sướng quá thầy nó ơi…”[br">[br">[br">Lê Thát chợt nhận ra rằng thằng Sách bề ngoài là con của Nguyễn phú hộ nhưng là giọt máu của Hồ gia sư. Nhưng nó sẽ không nói với ai chuyện này cũng như chuyện tối hôm qua bởi nó không muốn bị tống cổ ra khỏi nhà ông phú hộ. Cũng có khi nó khó giữ toàn tính mạng  nếu một người nào đó trong cuộc nảy ra ác ý giết người diệt khẩu. Tuy nhiên khi thấy bà thứ thiếp ngả ngớn, õng ẹo đi qua trước mặt nó, nó thấy có gì lướng vướng trong đáy quần, có cái gì đó đang hoạt động. Nó biết mình đã đến tuổi dậy thì và nó nhất quyết tìm cho mình một người vợ.[br">[br">[br">Dù nó không nói gì nhưng hai năm sau, khi Sách được ba tuổi nó thường nghe vợ các tá điền và mấy bà già thì thầm với nhau chuyện Hồ gia sư dan díu với bà thứ thiếp và Sách là giọt máu của Hồ gia sư nhưng nó vờ không nghe thấy hoặc tuyên bố không tin. Thêm một năm nữa Hồ gia sư khăn gói về lại Huỳnh Lưu. Đám học trò đến thọ giáo một nho sĩ khác trong làng.[br">[br">[br">Cũng may mà lương tâm không chết: nó có thể chết trong lòng một nhà nho ngạo mạn, một thứ thiếp dâm tà hoặc một thằng bé nghèo không nơi nương tựa nhưng vẫn sống nơi những bà nhà quê chân lấm tay bùn. [br">[br">[br">Năm mười bảy tuổi Lê Thát tìm được một con gái chịu làm vợ nó, Nguyễn phú hộ cho hai vợ chồng nó ít tiền làm vốn trước khi nó vào Nam đến sông Nghiệt lập nghiệp. Nó coi đồng tiền mà phú hộ cho nó là để trả công việc nó đã biết im lặng trước điều xấu, nhưng nó cũng xấu hổ đã không có đủ dũng khí tố cáo điều tà vạy của Hồ gia sư và bà thứ thiếp. Nó hèn … nhưng nó tự bào chữa …như nhiều người khác cũng hèn kể cả những nhà nho, những ông sư vì ở xứ sở này hôm nay người ta chuộng sỉ diện hơn chân lý.[br">[br">[br">Đến sông Nghiệt, Lê Thát để vợ mới cưới  ngồi trên lề đường, đi bộ một vòng giữa cảnh hoang vu bên này bờ sông, không mái nhà, không làn khói lam từ những chỗ nấu nướng bốc lên, khác hẳn với xóm chài xa xa bên kia bờ sông. Rõ ràng bên này thiếu sự sống nhưng Thát thấy phong cảnh có vẻ thanh quang liền chọn đất này để lập nghiệp. Ngay ngày hôm đó Thát đưa vợ quay lại Thạnh Mỹ tá túc nơi nhà một bà goá, buổi tối đến nhà một thợ rèn đặt làm một cái cày do người kéo. Hai ngày sau có cày; Thát vác cày cùng với một thằng nhỏ biết cầm cày mà Thát thuê đi về hướng sông Nghiệt. Vợ Thát ở lại làm bánh nếp ra chợ Thạnh Mỹ bán.[br">[br">[br">Ngày đầu tiên Thát và thằng nhỏ dựng một túp lều. Với gạo mang theo và cá câu cắm từ sông, hai người có thể trụ lại được mười ngày. Ngày thứ hai Thát máng dây cầy vào vai mình, còn thằng nhỏ cầm cày, mỗi ngày cày được năm sào đất. Sau mười ngày đã có được năm mẫu đất. Chỉ cần mưa thuận gió hoà, dù năng suất kém vì đường cày không sâu bằng bò kéo nhưng với diện tích của năm mẫu đất thì cuối mùa mưa này Lê Thát có thể đưa vợ về sông Nghiệt. Lúc đó ông đã có trong tay hai mươi mẫu đất bên này và bên kia sông. Ngoài thằng bé cầm cày cho ông sau hai tuần đã trở thành gia nhân đầu tiên, sau này ông còn có thêm ba gia nhân nữa. [br">[br">[br">Hai vụ mùa đầu tiên thành công vượt quá ý muốn, Thát đưa vợ về sống trong một ngôi nhà tranh vách đất nhưng có đủ ba gian hai chái. Thát nghĩ mình có thể trở thành phú hộ như chủ cũ ở ngoài xứ Ngải Yên. Năm đó vợ Thát có mang và đứa con trai duy nhất được đặt tên là Lê Đối, ý nói ông đã đối phó với mọi khó khăn để khai phá đất hoang thành ruộng. Con ông sẽ không vất vả như ông nữa.[br">[br">[br">Thế hệ thứ hai Lê Đối lên thay cha trở thành địa chủ ở làng Rí sinh được hai trai và một gái. Trai trưởng là Lê Ngát, trai thứ là Lê Bát và một cô gái út là cô Út Miều.[br">[br">[br">Khi các con đến tuổi thiếu niên, địa chủ Lê Đối muốn tìm thầy dạy chữ cho các con; đang không biết tìm thầy dạy ở đâu thì một nhà nho trong phong trào Văn Thân bị Tây truy nã tìm đến làng tá túc. Lê Đối yêu cầu ông ta ở lại dạy học cho con mình, ông sẽ cấp cho thầy một mẫu ruộng tốt, cất nhà cho thầy để thầy đưa vợ con thầy về ở chung và chăm sóc cho thầy vì thâm tâm Lê Đối sợ thầy bị mấy cô thợ cấy chọc ghẹo, quấy rầy khi thầy ở một mình. Mấy đứa thợ cấy lẳng lơ khi thấy đàn ông lịch sự thì tơm tớp như mèo thấy mỡ.[br">[br">[br">Nhà nho họ Trình nhỏ hơn Lê Đối bảy tuổi rất cảm kích tấm lòng trọng thầy, trọng chữ của ông địa chủ. Thầy Trình đồng ý ở lại vì sau một thời gian chạy trốn ông quyết không theo phong trào Văn thân nữa vì thấy Văn thân với chủ trương bình Tây sát tả nhưng đánh Tây thì ít, giết đạo Tây hơi nhiều, kiểu như giận cá chém thớt. Họ lại có sự nhập nhằng không phân biệt giữa cá và thớt khác nhau. Vả lại bảo vệ vương triều lúc này liệu có phải thật sự vì lợi ích của nhân dân không, trong khi nhà các nhà nho Trung Hoa như Tôn Dật Tiên theo tư tưởng của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi đương nhiên chống bạch quỷ thực dân nhưng cũng muốn lật đổ nhà Thanh, coi đó là một trở ngại cho việc canh tân và dân chủ hoá đất nước họ. Các nhà nho Việt Nam chỉ lo bảo vệ vương triều, theo kiểu chúa Trịnh bảo vệ vua Lê vì quyền lợi của dòng họ mình, mà không biết rằng canh tân là cách bảo vệ nhân dân, nhà vua  và chính mình tốt nhất như người Nhật đã làm. Nhưng nói cho cùng – và điều này rất tệ hại – họ sẽ bảo vệ tư tưởng bảo thủ lạc hậu của chính họ, một thứ Tống nho hủ lậu, một thứ Lão giáo huyền hoặc và một thứ Phật giáo tiêu cực và điều đáng sợ hơn là họ sẽ hy sinh xương máu của nhân dân để bảo vệ những thứ tư tưởng đó hoặc một phả hệ tương tự. Lúc đó qua báo chí tiếng Tây, thầy Trình vừa biết được phong trào cộng sản ở nước Nga do Lénine lãnh đạo đang chuẩn bị một cuộc khởi loạn để lật đổ Nga hoàng.   [br">[br">[br">Thầy Trình coi việc ở lại sông Nghiệt để dạy học là một thứ thoái ẩn sớm dù chưa tới tuổi già, đứng ra bên ngoài vòng tranh chấp thị phi. Nhưng từ khi ông ta về đây dạy học có thêm những người khác cũng đến cất nhà khai hoang. Làng Rí bắt đầu hình thành từ đó. Trong lúc Lê Đối vẫn tiếp tục mở rộng ruộng đất của mình gần ba mươi mẫu, chủ yếu bên kia sông Nghiệt vì bên ấy đất tốt hơn.[br">[br">[br">Một buổi chiều thu trời nhiều mây và không nắng hai người đàn ông trung niên cùng thong thả đi ra gò đất cùi chỏ cách nhà họ một quãng sau một khúc đường cong: nhân một ngày rỗi việc, phú hộ Lê Đối dẫn Thầy Trình đi tham quan một vòng để coi phong thủy. Lê Đối đã tìm hiểu lịch sử vùng đất này qua lời kể lại của một ngư dân và bây giờ ông có thể thuật lại cho vị gia sư của mình. Trước hết họ đến một ngôi mộ hoang ở phía Tây của gò đất, bia mộ chỉ ghi vỏn vẹn có mấy chữ “An táng ngày x, tháng y, năm 1880: dâm phụ chi mộ. Theo các ngư dân già cả kể lại đó là thứ thiếp của quan tri huyện Dương Lý tên là Châu Linh thông dâm và bị bắt quả tang với người bạn làm tuần vũ một tỉnh mà thân sinh đã từng nuôi dưỡng Dương Lý ăn học thành tài. Tri huyện cho người đóng bè thả trôi sông sau khi đã cắt đứt gân máu ở một cổ tay, tri huyện ấy còn nói, “Thà mất thiếp còn hơn để lỗi nghĩa bằng hữu cùng bạn là ân nhân của ta.” Vả lại người bạn này đã đính hôn với em gái tri huyện là Dương Liễu. Dù vậy tri huyện cũng cho lập một đàn cầu siêu vong hồn người đã chết; ít lâu sau tri huyện tìm một cô gái khác ở Hội An về làm thiếp thay cho Châu Linh bị buộc tội là dâm phụ.[br">[br">[br">Khi bè trôi tới khúc quanh sông này, máu vẫn còn chảy đỏ cả dòng sông, vướng vào một nơi đặt vó của xóm chài bên kia sông. Các ngư dân vớt lên thấy một người phụ nữ bị xẻo hai tai và cắt đứt mạch máu đã chết liền quấn chiếu chôn trên gò đồng thời có mấy chữ để ghi nhớ. Có bà cụ trong làng chài con của một thầy lang đã đi xem xác chết  còn nói lúc chết Châu Linh đã mang thai ba tháng. Thầy Trình nghe kể xong bùi ngùi khôn xiết. Quả là hồng nhan bạc phận. Sau đó Lê Đối dẫn Thầy Trình đến một ngôi mộ vô chủ phía tây, bia mộ đề “An táng ngày x tháng y năm 1890: tửu nhân chi mộ.” Đây cũng là một người chết trước khi bị bỏ vào rọ cho trôi sông, người ta đã cho người chết uống rượu đến nhão người, đánh vào đầu chỗ tử huyệt và đặt vào rọ bên cạnh người chết một vỏ chai rượu tây. Xác chết cũng được ngư dân vớt lên chôn cất nơi này.[br">[br">[br">Nghe xong Thầy Trình mồ hôi vã ra như tắm, ngồi bệt xuống một tảng đá thở dốc. Sự việc này ông có biết. Người chết chính là con trai một nhà nho văn thân bạn ông. Hôm ấy sau khi đoàn người gồm một số Văn thân trong đó có Thầy Trình và dân trong một làng người lương kéo nhau đốt phá giết chóc một làng công giáo, đúng hơn một họ lẻ với khoảng ba mươi nóc nhà. Làng này bị đốt cháy hầu hết, những kẻ chậm chân bị sát hại. Rồi đoàn người tấn công và bách hại giáo dân kéo nhau ra về “thắng lợi”. Thằng Tuấn Cải con trai bạn ông nhặt được một chai rượu Tây trong một căn nhà bị đốt.[br">[br">[br">Bởi tuổi trẻ nông nổi cạn suy, ngày hôm sau nó đem chai rượu ra mời bạn bè trong xóm cùng đánh chén để mừng đã xoá sổ một làng công giáo bằng ngọn lửa căm hờn. Việc này đến tai trưởng lão văn thân trong làng cũng là bác ruột của Tuấn Cải. Người bác liền mở phiên họp để buộc tội Cải và đám thanh niên đã uống phải “rượu quỷ” của bọn người làm bại hoại gia phong và phép nước. Các văn thân trong làng còn cho rằng rượu trong chai đó được cất bằng máu của trẻ sơ sinh, nên nhân danh luật vua phép nước và phép nhà kết tội Cải bị bỏ rọ trôi sông, các thanh niên khác bị gia trưởng đánh năm mươi roi bỏ đói ba ngày để làm gương và duy trì khuôn phép. Lúc đó Thầy Trình cũng có mặt trong buổi họp nhưng trước sau ông làm thinh không nói. Bây giờ ông mới thấy mình hèn không dám lên tiếng bênh vực nạn nhân của một đám cuồng nho.[br">[br">[br">Trình ơi, mi hèn quá! Kiểu này sẽ có thêm nhiều người phải bị hy sinh oan uổng để chứng minh một nhân sinh quan hoặc một ý thức hệ là đúng trong khi chúng chưa một ngày đem lại hạnh phúc cho người dân. Cùng lắm nó chỉ vuốt ve tự ái của một tập thể đầu óc hẹp hòi. Trình ơi, mi càng hèn hơn khi mi tin vào những gì bọn cuồng nho trao đổi với nhau (như thánh phán) những lúc nhàn rỗi. Nào là bọn Bạch Quỷ không văn minh gì cả mà chỉ là bọn mọi rợ, nào là chỉ nước Trung Hoa là văn minh và ta là học trò giỏi của Thiên triều. Này nhé chính Trung Hoa đã tìm ra la bàn, nghề làm giấy, nghề in ấn, thuốc súng và cũng đã phát minh ra y thuật, đã chế tạo được máy hơi nước, máy nổ, máy bay. Chẳng phải phép đằng vân của Tôn Ngộ Không là đi một máy bay vô hình sao (?!) Còn bảy mươi mốt phép khác nữa … Chỉ vì không muốn lòng người hoá thành cơ tâm, thành máy móc nên chế xong rồi bỏ. Nay bọn bạch quỷ lấy những phát minh ấy làm những điều bại hoại, chắc chắn Trung Hoa sẽ khai thác lại những bí truyền và một ngày không xa sẽ đánh đuổi bọn bạch quỷ và bắt thế giới phải khuất phục. Khi ấy thiên hạ này sẽ chỉ biết một điều là “nhất Tàu, nhì An-nam” mà thôi.  [br">  [br">[br">Lúc đó Lê Đối đến gần hỏi gia sư trẻ tuổi:[br">[br">“Thầy trúng gió à ?”[br">[br">“Không, nhưng tôi bỗng thấy trong người không khoẻ… hay ta về thôi.”[br">[br">“Thầy cố một tí đi, ta chỉ còn một ‘kỳ quan’ sau cùng, xem xong hãy về.”[br">[br">“Vâng nếu vậy thì tôi cố được.” Thầy Trình gượng cười nói.  [br">[br"> Trong lúc tiếp tục đi trước, Lê Đối còn nói người dân gọi tắt hai ngôi mộ đó là Mộ dâm và Mộ rọ. Rồi họ đến một tảng đá to bằng một chiếc thuyền to lật úp, hai đầu túm lại không đều nhau, giữa có một đường nứt mấy phân chia tảng đá ra làm hai phần bằng nhau và từ lâu người dân làng chài gọi là “Đá Tôn Lưu trảm thạch”ám chỉ việc Lưu Bị qua Giang Tả cầu hôn Tôn Phu nhân bị người anh là Tôn Quyền thách chém đá rêu phong trong vườn ngự uyển. Lúc đó Lê Đối mỉm cười nói:[br">[br">“Có mấy ông lão làng chài còn chú thích dài dòng như sau: mấy bà già trong làng này, người nào cũng có một đá Tôn-Lưu trảm thạch thu nhỏ khô khốc ở giữa háng, đi đâu cũng mang theo…”[br">[br">[br">Trịnh gia sư vừa méo miệng cười vừa ngắm nghía tảng đá cô đơn đậm bóng trong nắng chiều đã nhạt, coi hướng của nó rồi thở dài chán nản nói với Lê Đối:[br">[br">“Xem ra những ‘di tích’ này đều xấu cả, gái thì dâm bôn, trai thì rượu chè, người phụ nữ lớn tuổi thì không đoan chính sẽ di hại vào tâm thức tiềm ẩn của người dân. Tôi sẽ tìm cách sửa chữa những ảnh hưởng của nó, lúc đó tôi sẽ gặp ông sau. Bây giờ tôi xin phép ông về trước.”[br">[br">[br">Đi được nửa quãng đường về, Thầy Trình bỗng nhiên cảm thấy lòng nặng một nỗi buồn, ông ngồi xuống một tảng đá mồ côi to bằng một cái phản nhỏ và suy nghĩ. Ông còn nhớ vẻ mặt vừa kinh hoàng vừa ngơ ngác của Tuấn Cải trước phán quyết tàn nhẫn xử tử nó. Nó không hiểu tại sao bỗng chốc nó trở thành nạn nhân của mối căm thù vô lý giữa hai cộng đồng lương-giáo. Hình như sự thù hận, ganh ghét là “di căn” để lại cho dân từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Thầy Trình có mặt lúc ấy cũng cảm nhận một nỗi sợ hãi trước việc hy sinh một con người cho một xác tín không chắc đã đúng vì đó chỉ là xác tín của một nhóm nhỏ các nhà nho đang theo đòi cử nghiệp. Chỉ cần họ suy nghĩ khác đi, ra khỏi cái khuôn phép cứng ngắt vụ lợi của tập thể họ hẳn sự việc phải khác.[br">[br">[br">Thầy còn nhớ những lời vị trưởng lão ấy nói để kết thúc buổi luận tội và nhường chỗ cho ban thi hành án làm việc:[br">[br">“Phải làm thế thôi dù phán quyết này có dữ dội và khắc nghiệt. Tiền nhân ta cũng đã làm thế trong một nghìn năm bị phương Bắc đô hộ. Nên chi sau một nghìn năm “Ta vẫn là Ta” như trước đó một nghìn năm nghĩa là vẫn giữ bản sắc dân tộc của mình.”[br">[br">Trên đường về, Thầy Trình đã khúm núm đến gần hỏi vị trưởng lão:[br">[br">“Vậy đạo nho mà Sĩ Nhiếp dạy cho dân ta là của người Tàu hay của người nước Nam?”[br">[br">Vị trưởng lão đáp lại một điều sai bét mà ông ta tin chắc là chân lý:[br">[br">“Của người nước Nam, nên Nho giáo phải gọi là Việt Nho. Khổng tử quê ở Sơn Đông nhưng gốc tích ở miền Nam. Vì thế nên tôi mới nói “Ta vẫn là ta” thế mà chú không hiểu .”[br">[br">“Dạ em còn kém cõi lắm.” Thầy Trình nói rồi rút lui, lắc đầu ngao ngán.  [br">[br">[br">Sau cùng thằng Tuấn Cải cũng cúi đầu chịu chết, nó không nói được lời nào như một người chấp nhận số phận nghiệt ngã dành sẵn cho mình mà không hiểu tại sao. Sự chấp nhận trong sợ hãi ấy chẳng phải là “tập quán” đã có từ bao đời nay của đám lê dân vô tội lọt vào giữa cuộc chiến tranh cát cứ của chúa Trịnh và chúa Nguyễn hay sao? Họ sinh ra trong khó nghèo, sống sợ hãi để chết sợ hãi cho tham vọng của hai dòng họ. Khái niệm dân tộc đã bị hai dòng họ ấy thay thế bởi khái niệm con dân. Và nếu đã là con và bị cha xử chết, họ phải chết để được là con dân hiếu thảo đối với hai dòng họ đó. Rồi đây nếu có một dòng họ khác ví dụ như họ Cáo, họ Mao, họ Xít… làm mắt họ mù loà và bắt họ phải chết họ cũng sẵn sàng chết với lời hô to, “ Cáo thánh thượng vạn tuế !!!” hoặc “Mao/Xít thánh thượng vạn tuế!!!”[br">[br">[br">Thầy Trình tưởng mình về ngôi làng xa xôi hẻo lánh này để tránh một nỗi dày vò trong tâm trí nhưng giờ đây lại phải đối mặt với ngôi mộ hoang của Tuấn Cải, nghĩa là đối mặt với nỗi dày vò mà ông đã trốn tránh. Đã lâu rồi ông không còn mượn rượu giải sầu nhưng lúc này ông nghĩ mình phải vào quán bà Tư Phi uống cho thật say. Ông lận lưng quần lấy ra một đồng xu trong khi đứng dậy khỏi tảng đá. Đồng xu tuột khỏi tay ông lăn dài trên mặt đường đất như một cái bánh xe nhỏ xíu, ông nhìn theo cái bóng mờ của nó đến lúc có một bàn chân của khách bộ hành nào đó giẫm lên và ngừng lại; bàn chân trần to mỹ miều của người khách lạ không dính một hạt bụi đường giữ chặt đồng xu nằm yên bên dưới. Trịnh gia sư kêu lên với khách lạ:[br">[br">“Đồng xu kẽm của tôi dưới chân ông, xin ông trả lại.”[br">[br">Người lạ cúi xuống lấy và đưa cho Trịnh gia sư một đồng tiền, ông này nói:[br">[br">“Không phải đồng này…Đây là một đồng tiền vàng mà.”[br">[br">“Không còn đồng nào cả… ông cứ cầm lấy đồng tiền này đổi ra đồng xu kẽm, lấy phần của ông rồi còn thừa bao nhiêu ông bố thí cho người nghèo và người bệnh, vả lại tôi không muốn ông dùng tiền này đi uống rượu để giải buồn dù nỗi buồn của ông có vẻ chính đáng.”[br">[br">[br">Lúc đó Trịnh gia sư nhìn kỹ người lạ, một thanh niên tóc xoả dợn sóng, từng sợi tóc óng ả như sợi kim tuyến. Người lạ to đẹp mắt sáng như sao, mũi và miệng thanh tú, ăn mặc gọn gàng với cái thắt lưng bằng da dê to bản, quần quấn xà cạp nhưng không mang giầy, dép. Thầy Trình ngạc nhiên hỏi:[br">[br">“Ông là ai lại biết tâm sự thầm kín của tôi?”[br">[br">“Tôi là một thiên thần, tôi đi thăm phần mộ của một người anh em trên đường về tình cờ được gặp ông.”[br">[br">Thầy Trình giật mình khi nghe hai tiếng “thiên thần”, ông nghĩ mình nghe lộn. Dù vậy lúc ấy hai người đã ngồi xuống tảng đá như để bắt đầu một câu chuyện khi màn đêm đã buông xuống và ánh trăng mười bốn cũng đã nhô lên khỏi chân trời. Rồi thiên thần nói tiếp:[br">[br">“Lần nào linh hồn của ông ấy cũng hỏi tôi một câu: ‘Dân xứ này đã có vua tốt làm gương sáng để biết yêu mến sự lành thánh và thực hành lòng thương xót chưa?”[br">[br">“Ông nói láo,” Thầy Trình hét to, “Dân này nhờ có vua quan giáo huấn và làm gương sáng nên họ luôn sống từ bi, hỉ xả và nhân ái với mọi người.”[br">[br">“À, ông nói thế thì tôi phải nói thêm chính Thái tổ Cao Hoàng Đế Gia Long đã lấy oán trả ân cho người anh em của tôi và luôn giết hại những người em hèn mọn của ông ấy…” Cáp Thả Nhiên, tên của thiên thần, đáp.[br">[br">“Ông ấy là ai mà có bầy em ở đây?” Thầy Trình hỏi.[br">[br">“Ông biết mà, người anh em của tôi là Đức Giám mục Bá Đa Lộc đã tận tình giúp Nguyễn Phúc Ánh làm nên nghiệp lớn nhưng sau đó, ông đã bị nhà vua bội ước còn ngầm cho con cháu ông ta là Minh Mạng, Tự Đức sát hại những đồng đạo của ân nhân mình nghĩa là lấy oán trả ân, và từ khi bọn thực dân Pháp sang xâm lăng nước này, quan lại và văn thân đã tiếp tục bách hại họ với khẩu hiệu bình Tây sát Tả…” rồi khách lạ thở dài nói tiếp, “Từ đó đến nay không một người nào trong hoàng tộc nhà Nguyễn thắp cho ông ấy được một nén hương trước phần mộ …”  [br">[br">“Vậy theo ông, vua Gia Long phải đối xử với Bá Đa Lộc như thế nào?” Thầy Trình gằn giọng hỏi.[br">[br">“Đúng theo lời nhà vua đã hứa với vị ân nhân…” Cáp Thả Nhiên đáp.[br">[br">“Như vậy hẳn nhà vua sẽ không đủ sức chịu nỗi gánh nặng ân nghĩa mà nhà vua đã mang vì ngoài Bá Đa Lộc nhà vua còn phải mang ơn hàng ngàn chiến sĩ trận vong đã hy sinh đời sống họ thậm chí gia đình họ cho nhà Nguyễn trở thành bá chủ, nghĩa là trăm họ đã hy sinh cho một họ...Thế nên nhà vua đặt gánh nặng ấy vào chỗ khác. Ví dụ như có những Phật tử nịnh thần đã nói với vua, ‘Thánh thượng không mang ơn họ, trái lại, họ và cả Bá Đa Lộc mang nợ ngài kiếp trước nên kiếp này họ phải trả nợ. Và trả như thế vẫn là chưa đủ. Vậy nên Thánh Thượng không cần giữ lời với ông thầy tu đó mà chỉ cần đối xử tốt với ông ta để khuyến khích bề tôi ngài trung tín lập công cho ngài…”    [br">[br">“À ra thế,” Cáp Thả Nhiên nói, “Nên sau cùng để cho dễ xử sự, nhà vua đã đối xử với Bá Đa Lộc như một con dân của ông ta. Nhà vua cố tình quên đi lời hứa với một đại diện của Giáo Hội mà chỉ đãi Bá Đa Lộc như một bề tôi có công thế thôi, vả lại bổn phận của con dân hoặc bề tôi là chết cho chúa Nguyễn hoặc chúa Trịnh một cách ‘nhưng-không’ và phải lấy đó làm sự hãnh diện đã phục vụ cho cái được gọi là mệnh trời nào đó rất phi lý…”[br">[br">“Ông nói ‘nhưng-không’ nghĩa là làm sao?”[br">[br">“Là miễn phí hoặc cho không đấy. Ví dụ tôi lột cái khăn đống và cái áo dài của ông nhưng ông không đòi lại cũng không đòi tiền là nhưng-không. Và khi đã xử Bá Đa Lộc như thế thì nhà Nguyễn và đám bề tôi nịnh hót coi việc sát tả là chuyện khả thi, không hề làm lương tâm nhà vua áy náy.”  [br">[br">“Ông lại nói đến ‘Bình Tây sát tả’ rồi, nhưng tôi hỏi ông ‘Bình Tây’ có gì sai nào…?” Thầy Trình thách thức.[br">[br">“Nhưng liệu ‘sát Tả’ có đúng không, hay là các ông chỉ giận cá chém thớt và lấy đó làm một cái cớ để vua quan các ông biện minh cho sự vong ân của vị vua khai quốc. Linh hồn của các giáo dân vô tội bị cố tình đồng hóa với thực dân xâm lược, bị bách hại và thảm sát chỉ để trả thù bọn thực dân, đang kêu gào mỗi ngày trên Thiên đàng trước mặt Đấng Tối Cao cho con cháu họ. Và những khi tôi đến triều bái Đấng Chí Ái ấy, tôi thấy Lữ Sĩ Phê (quỷ Lucifer) luôn có mặt và càm ràm, thách thức Người: ‘Kế hoạch yêu thương của Ngài đã thất bại rồi, chẳng phải Bá Đa Lộc mà linh hồn đang ở trước mặt Ngài đây, ngày ấy đã chết trong nỗi sầu bi và ông ấy còn sầu bi mãi bao lâu bầy em nhỏ dưới thế của ông ấy còn bị bách hại?... Ngài hãy cho phép tôi dẹp bỏ luật yêu thương của Ngài để lấy luật sắt máu của tôi mà thống lĩnh họ..’ Thế đấy, một vực thẳm kinh hoàng đang ở ngay trước mắt các ngươi và nếu các ngươi không thay đổi thì không biết lúc nào tai hoạ sẽ ập xuống các ngươi. Phần tôi, tôi đã thấy từ xa một bầy hồ-lang là những đứa con của sự tàn bạo và dối trá từ trong rừng sâu phương Bắc đang chạy ra để vồ lấy dân này cắn xé.”[br">[br">“Tôi không thấy Bình Tây Sát Tả có gì là sai cả, vấn đề là cách hành động nào sẽ theo đúng chính nghĩa…” Trịnh gia sư cưỡng lý nói.[br">[br">“Sai là khi gắn hai công việc một đúng, một sai ấy lại với nhau. Khẩu hiệu ấy tỏ rõ lòng thù hận người có đạo như kẻ thù đã trở thành một lời nguyền cho các nhà nho bảo thủ, từ chối mọi sự canh tân. Và khẩu hiệu ấy dường như cũng sẽ trở thành định hướng mặc nhiên cho hầu hết các phong trào chống Pháp. Định hướng ấy sẽ khiến một nhóm trong số đó – từ xa tôi đã thấy thấp thoáng lá cờ máu của họ -- biết che giấu dã tâm dưới chiêu bài yêu nước sẽ quy phục một phả hệ xấu xa. Nếu coi phả hệ ấy như con rắn độc thì nhóm này sẽ cõng rắn cắn gà tây, đồng thời cũng cắn luôn gà nhà. Họ đẩy các ngươi vào chỗ chết và làm khổ các ngươi.[br">[br">“Tôi cũng thấy trước một chí sĩ họ Ngô cố gắng xoá bỏ lời nguyền ấy, đem trở về dân tộc những người con Chúa và nói chung mọi lê dân bị các chính quyền bất lương và độc ác đó nhân danh dân tộc loại trừ họ, nhưng rồi ông ấy sẽ bị chết thảm để những kẻ theo luật sắt máu của Lữ Sĩ Phê thắng thế và thống trị dân này cho đến khi…”[br">[br">Nói đến đây, thiên thần bỏ lửng đứng dậy rồi trong tiếng thở dài:[br">[br">“Tôi phải đi về thôi, sáng mai tôi phải triều yết Đấng Tối Cao và trình bày lại mọi chuyện dưới thế gian lên Người…”[br">[br">“Ông có thể nói tôi biết cho đến khi nào không?”[br">[br">“Không, Thiên cơ bất khả lậu (cơ Trời không thể tiết lộ được). Tôi chỉ khuyên các ông một điều là hãy ăn năn và hoán cải, trước hết là những kẻ trong nhóm bất lương và độc ác, nếu bây giờ hoán cải vẫn còn kịp, sau này e muộn mất. Đất nước này sẽ như cái cây mà ở gốc cây đã đặt sẵn cây rìu chờ đến giờ để đốn ngã”[br">[br">“Xin thiên thần cho biết quý danh.” Thầy Trình hỏi, trong lòng rất hoang mang.[br">[br">“À tên ta có ghi trong sách thánh, tên ta là Cáp Thả Nhiên (Thánh Gabriel). Ông hãy bảo trọng.”[br">[br">Nói xong, thánh thiên thần nhẹ nhàng cất mình khỏi mặt đất như thể ngài có một đôi cánh to vô hình. Thiên thần từ từ bay lên và biến mất sau một đám mây đang trôi qua trong bầu trời phía trên đầu họ, làm trời tối lại vì tạm thời che khuất ánh trăng.[br">[br">Khi Cáp Thả Nhiên bay đi rồi, Thầy Trình không buồn đứng dậy ông cúi đầu xuống và ông hờn giận. Ông hờn giận ông Trời đủ thứ: bắt đầu từ việc để cho Trịnh Nguyễn có quá nhiều tham vọng, phân tranh cát cứ, làm đất nước suy yếu dân tình bạc nhược, rồi ông giận vua Gia Long, giận giới sĩ phu, và giận cả thiên thần Cáp Thả Nhiên đã tiên tri điều xấu. Sau cùng ông giận chính ông làm một con người ở một nước có bốn ngàn năm văn hiến mà ông ngờ rằng đã đem ra phá tán hết nên đã thua xa một nước Hoa Kỳ chỉ mới được hai trăm năm lập quốc. Ông nghĩ mình đáng ghét, một văn thân vô dụng.                                                         [br">[br"> [br">[br">Khi người nhà đốt đuốc tìm ông, họ thấy ông đang ôm tảng đá nói lảm nhảm như mất hồn, nước mắt của ông đọng thành một chỗ ướt trên tảng đá, một bàn tay ông cầm chặt một đồng tiền vàng. Họ khiêng ông về nhà chạy chữa thuốc men mười ngày sau mới khoẻ lại. Vị lương y nói ông bị trúng gió và sắp biến chứng thành thương hàn. Khi đồng tiền vàng dùng để thuốc thang còn lại đúng một đồng xu kẽm thì Thầy Trình hết bệnh.[br">[br">Trong thời gian bị bệnh ông thường hay thấy ác mộng. Một hôm ông đang nằm mơ màng bỗng hét to vì ông thấy một đàn chó sói (lang) dẫn đầu là một con cáo già (hồ) đuổi theo ông và nhiều người khác. Chúng đã cắn vào mạch máu cổ của cả trăm người làm họ chết ngay sau đó. Chỗ vết cắn máu và bọt khí như bong bóng trào ra. Trước lúc chúng vồ được ông, ông đã kịp thời nhảy xuống một hồ nước sâu. Khi bầy hồ lang đi mất ông ngoi lên khỏi mặt nước thấy máu người theo vách núi rỉ xuống, làm đỏ một góc hồ.[br">[br">Các học trò ông được nghỉ học mười ngày nhưng chúng không thấy thú vị vì lúc đó là mùa gặt là mùa bận rộn của nhà nông. Chúng phải dùng thời gian nghỉ để giúp việc đồng áng như theo xe bò ra ruộng đưa lúa về nhà và đổ vào bồ lúa để sau đó được phơi và giả, kế đó chuẩn bị thóc giống cho mùa sau. Mười ngày đó, chúng  không thể tranh thủ đi tắm sông, đi câu cá hoặc vui thú với những trò chơi khác như đánh khăng, chơi bi, nhảy lò cò …[br">[br">                                                             [br">[br">Nửa tháng sau, lúc ấy còn hai tháng nữa là ngày tết sau một vụ mùa bội thu. Thầy Trình đến gặp Lê Đối, đúng lúc gia đình phú hộ đang chuẩn bị cho con trai Lê Bát tháng sau cưới vợ. Ông Trình nói:[br">[br">“Hôm trước tôi có nói với ông về những điềm gở của hai ngôi mộ và tảng đá ‘Tôn Lưu trảm thạch’ và tôi đã suy nghĩ để tìm cách dùng khoa phong thủy hoá giải những cái xấu của chúng, tránh cho gái làng này không trở thành dâm bôn, trai làng này không say sưa ngốc nghếch. Dù không diệt trừ ảnh hưởng của chúng hoàn toàn thì chí ít cũng làm cho ảnh hưởng ấy trở nên tối thiểu.”[br">[br">“Thế Thầy Trình đã có cách gì?”[br">[br">“Tôi phải nói trước chúng ta phải tốn kém chút đỉnh nhưng phần lợi ích là của cả làng trong đó ông là người được nhiều nhất.”    [br">[br">“Việc tốn kém không hề gì miễn là thầy có cách sửa sai những điều bất lợi trong địa lý vùng này để nhân tâm được thuần hậu.”[br">[br">“Vâng, nếu lòng người không thuần lương thì hậu quả khó lường. Vả lại tôi đã được thần nhân báo mộng khi trúng gió ở dọc đường (thầy Trình không nói ‘hiện ra’ mà nói ‘báo mộng’ vì thầy không chắc hiện ra là có thật) rằng nếu dân này không hoán cải, một bầy hồ lang trong rừng già sẽ chạy ra cắn xé và giết hại họ không chút xót thương.”[br">[br">“Thế ư, vậy thầy thử nói cách thầy dùng khoa phong thủy để sửa sai địa lý xấu như thế nào rồi ngày mai ta tiến hành làm luôn trước ngày tôi tổ chức đám cưới cho con trai thứ của tôi là thằng Lê Bát.”[br">[br">Thầy Trình ngừng lại một lúc rồi với một giọng đều đều ông đưa ra kế hoạch của ông từng điểm một. Lê Đối gật gù tán thành rồi cả hai nhất trí mọi việc phải hoàn tất trong vòng mười ngày.[br">[br">Hai ngày sau Lê Đối mời thầy cúng đến làm lễ giải oan cho hai vong hồn Châu Linh và Tuấn Cải, sau đó lập lại mộ chí với tên gọi mới: Nho sinh Trần Tuấn Cải và Châu Phu nhân, bên dưới bia mộ có ghi rõ Lê Đối cải táng và từ đó người dân ở đó không còn gọi là ‘mộ dâm’ và ‘mộ rọ’ nữa. Sau một thế hệ, dân làng gọi đó là ‘mộ nho sinh’ và ‘mộ phu nhân’. Phần tảng đá ‘Tôn Lưu trảm thạch’, Thầy Trình và Lê Đối cho xây một trụ tròn thẳng theo đường nứt cách tảng đá hai mét. Trụ này là một thứ linga, trên đầu túm lại thành một bán cầu ở giữa chạy một đường chỉ thẳng, một đầu chỉ loe ra thành hình chữ V. Dưới chân trụ để hai tảng đá tròn to (là hai viên ngọc hành). Thầy Trình giải thích:[br">[br">“Cô âm hay cô dương đều không tốt nên phải bổ sung cho ‘đá Tôn-Lưu’ bằng trụ này tượng trưng cho dương vật. Ngày xưa Mã Viện cho dựng trụ đồng cũng không ngoài ý đó muốn chứng tỏ thiên triều là dương cương trấn áp âm loạn ở phương Nam. Nhưng khi dân mình lấy đá lấp trụ đồng có dụng ý triệt phá dương cương ấy tỏ rõ tinh thần tự chủ…” rồi gia sư nói tiếp, “Sau khi trụ xây xong ta mời thầy pháp đến làm phép cho âm dương hoà hợp; mỗi năm chọn theo lịch một ngày tối sáng dài bằng nhau lập lại nghi thức “âm dương hoà hợp” ấy, làng mình mới ổn định thuần phát.”[br">[br">“Hôm nay tôi mới biết người Tàu ngạo mạn đã coi nước ta như ‘cái đồ’ của phụ nữ.” Lê Đối nhăn mặt nói.[br">[br">“Ông dùng chữ đúng đấy… Ngày xưa có một nữ sĩ giả làm cô lái đò để đón sứ giả của Tàu… Thấy cô lái đò xinh đẹp và có học thức, sứ giả ra câu đố thách thức: Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh? nghĩa là ‘Một tấc đất nước Nam, không biết có mấy người cày?’ cô lái đò liền đối lại Bắc quốc đại trượng phu giai do thử đồ xuất nghĩa là ‘Đại trượng phu nước Trung Hoa là do cái đồ đó mà ra.’ Cái đồ mà ông vừa mới nói.”[br">[br">“Hay quá! Nữ sĩ ấy đúng là một nhà ái quốc đã tôn cao sĩ diện quốc gia…” Lê Đối xuýt xoa nói.[br">[br">“Nhưng câu chuyện chưa hết về phía người Tàu. Khi về lại kinh đô Trung quốc, vị sứ giả ấy bị các quan trong triều hạch hỏi, chê bai ăn nói tục tĩu không giữ tư cách một sứ giả. Ông ta cười nói mình bị hiểu lầm, vả lại đó là một thắng lợi của ông ta. Ông ta liền giải thích bằng cách thêm vào chữ như mà ông ta hiểu ngầm khi ra câu đối. Câu ứng tác mà ông đưa ra được giải thích thành Nam bang như nhất thốn thổ…(Nam bang nhỏ như nhất thốn thổ) … chứng tỏ câu này rất nghiêm chỉnh, trong sáng, khoáng đạt không hề có ý tục vì đối tượng mà ông suy nghĩ là nước Nam nhỏ bé được ví như một tấc đất thế thôi, tuy nhỏ nhưng cần có Hán dân đến đó canh tác. Nhưng người đối lại hiểu ra nhỏ hẹp, chủ quan và khinh suất theo cách sở hữu (Nam bang chi nhất thốn thổ) lại còn theo nghĩa thô tục coi mình là đối tượng được nhắm đến, như thế là tỏ thái độ gây hấn và vô tình tự hạ giá trị của Nam bang vì làm thế ả đã đặt cái “động vô nhai” của ả cùng chỗ với Nam bang để cùng lúc khoe khoang hai thứ. Nhưng dù vậy trong câu đáp lại ấy, ả lái đò vẫn nói lên sự trân trọng của mình đối với người mà ả tưởng có ý chọc ghẹo ả: ả chỉ muốn hạ sinh cho Bắc quốc những đại trượng phu để kế thừa đại nghiệp thiên triều. Và ước-mơ-đèo-bòng này của ả là một khát vọng chính đáng v.v. Mặt khác nói như thế thì về đại thể Nam Bang không còn đại trượng phu nữa. Nếu có họ sẽ lo phục vụ thiên triều Bắc quốc không kể gì đến dân An Nam của họ. Cả triều đình Trung Hoa đều thích thú với lời giải thích ấy vì thắng lợi mà nước Nam tưởng là của mình qua sự giải thích của ông quan đi sứ lại là thắng lợi của thiên triều. Vì thế vua Trung Hoa đã cho ông quan đi sứ ấy được thăng lên hai bậc trong quan giai.”[br">[br">“Thầy Trình quả là uyên thâm, Lê Đối này ít học vô cùng bái phục.”[br">[br">Nhân thấy Thầy Trình có vẻ cao hứng, Lê Đối hỏi qua một việc khác trong ca dao:[br">[br">“Thầy có thấy Thằng Bờm là thằng ngu không: hắn không chịu đổi quạt mo lấy những của cải có giá trị như ‘ba bò chín trâu’ hoặc ‘một bè gỗ lim’ mà lấy gói xôi, lại còn thích thú khi có được gói xôi nhỏ xíu đó.”[br">[br">“Theo tôi, khó đánh giá Thằng Bờm lắm. Tôi cho rằng nó đói ăn, muốn kết thúc thương lượng để có cái làm cho no bụng ngay. Có thể nói hắn thiển cận nhưng đánh giá gói xôi bằng cái quạt mo là hợp với lẽ công bằng nếu không nói là khôn ngoan, mặc dù phú ông đưa ra những cái giá trên trời để nó đánh mất sự khôn ngoan ấy, thực chất phú ông chỉ muốn tranh thủ cơ hội ấy để khoe của; th
123 ... 9>>
Top
View: 3019119
Cùng Chuyên Mục
›› Tiểu Thuyết | Hoài Niệm Tuổi Mười Tám
• 2013-04-20 / 23:51:22
›› [Tiểu Thuyết] Ngôi Nhà Có Cái Cổng Cao Cao - Phần 3
• 2013-04-12 / 00:59:41
›› [Tiểu Thuyết] Ngôi Nhà Có Cái Cổng Cao Cao - Phần 2
• 2013-04-12 / 00:58:37
›› [Tiểu Thuyết] Ngôi Nhà Có Cái Cổng Cao Cao - Phần 1
• 2013-04-12 / 00:57:10
›› [Tiểu Thuyết] Tuyết rơi mùa hè (Cực Hay)
• 2013-04-12 / 00:55:01
›› [Tiểu Thuyết] Vì Sao Đông Ấm(Full)
• 2013-04-12 / 00:52:10
›› [Tiểu Thuyết] Vì Sao Hạ Mát(Full)
• 2013-04-12 / 00:51:07
12345»
Danh sách từ khóa
tuyen tap tho cho dem noel
tai tin nhan noel 2014
loi chuc hay nhat cho dem noel
loi chuc giang sinh cho nguoi yeu
nhung loi chuc y nghia nhat cho dem giang sinh
tin nhan mung giang sinh
tin nhan giang sinh dep
tin nhan sms chuc giang sinh
sms giang sinh 2014 moi nhat
tinh nhan hinh noel 2014
1234...91011»
SEO : Bạn đến từ :
1/86/3019119
U-ON
xem anh chup len
wap hay nhat | anh sex gai viet | wap hay | tim loi bai hat | wap giai tri shock | anh gai xinh | anh chup len | anh sexy nude | truyen it | sms8-3.wen.ru
game android | game mobile | sms chuc ngu ngon | anh chup len
kho game